Cơ cấu vốn cho doanh nghiệp mang đến rất nhiều mục đích khác nhau cho doanh nghiệp, trong số đó là thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua thời kỳ khó khăn, giải quyết các nhu cầu ngân sách nhất định, hoặc chỉ để giảm bớt áp lực của cuộc sống hàng ngày và nỗi lo lắng về việc đáp ứng các nghĩa vụ của mình, đặc biệt là trong ngắn hạn. Ngoài ra, khi một nhà đầu tư hoặc một người cho vay đồng ý cung cấp vốn cho một doanh nghiệp, điều đó tạo ra cảm giác tin tưởng vào chủ sở hữu hoặc đội ngũ quản lý – niềm tin rằng người khác đồng ý với tầm nhìn của họ và nhìn thấy tiềm năng thành công.

Cơ cấu vốn cho doanh nghiệp là gì?

Cơ cấu vốn cho doanh nghiệp là gì?

Cấu trúc vốn đề cập đến số lượng nợ hoặc các vốn chủ sở hữu mà một công ty sử dụng để có thể tài trợ cho các hoạt động của công ty. Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp sẽ thường được biểu thị bởi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hoặc là tỷ lệ nợ trên vốn.

Vốn nợ và vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp được sử dụng để có thể tài trợ cho các  hoạt động của doanh nghiệp như là chi tiêu vốn hay mua lại và các khoản đầu tư khác. Có những thời điểm mà các công ty bắt buộc cần phải thực hiện khi họ quyết định sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu để có thể tài trợ cho các hoạt động một cách tốt nhất để có thể tìm ra cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp của mình

Cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp là gì?

Cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp đó chính là sự kết hợp tốt nhất giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu để tối đa hóa giá trị trên thị trường của doanh nghiệp trong khi giảm thiểu chi phí sử dụng vốn của nó. Về lý thuyết thì việc tài trợ bằng nợ đã mang lại chi phí sử dụng vốn thấp nhất cho doanh nghiệp do khả năng khấu trừ thuế của nó. Vậy nhưng nếu có quá nhiều nợ sẽ làm gia tăng rủi ro về  tài chính cho các cổ đông của doanh nghiệp và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ gặp rủi ro. Chính bởi vậy mà các công ty cần phải tìm ra điểm tối ưu nhất mà tại đó lợi ích cận biên của nợ bằng với chi phí cận biên.

Cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp là gì?

Ý nghĩa của cơ cấu vốn

Những quyết định về cơ cấu nguồn vốn cho doanh nghiệp chính là một vấn đề tài chính hết sức quan trọng của mỗi tổ chức hiện nay bởi:

+ Cơ cấu vốn  chính là yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp

+ Cơ cấu vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp 

Chi phí vốn được tính như thế nào?

Tổng chi phí vốn của một doanh nghiệp chính là bình quân gia quyền của chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí nợ của doanh nghiệp đó, đây còn được gọi là Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Công thức này có thể được tính bằng:

Chi phí sử dụng vốn bình quân = (E / V x Re) + ((D / V x Rd) x (1 – T))

Trong đó:

E: Là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

D: Là giá trị thị trường của khoản nợ của công ty

V: Là tổng giá trị vốn (vốn chủ sở hữu cộng với nợ)

E/V: Phần trăm vốn là vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

D/V: ​Phần trăm vốn đó là nợ

Re: Chi phí vốn chủ sở hữu (tỷ suất sinh lời yêu cầu)

Rd: Chi phí nợ (Lợi tức đến hạn trên khoản nợ hiện có)

T: thuế suất

Chi phí vốn được tính như thế nào?

Cơ cấu vốn theo ngành

Các ngành như ngân hàng hay bảo hiểm… có thể sử dụng lượng đòn bẩy rất lớn và các mô hình kinh doanh của họ để có thể đòi hỏi một lượng lớn nợ.

Các công ty tư nhân thì có thể gặp khó khăn hơn khi sử dụng nợ trên vốn chủ sở hữu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hiện đang được yêu cầu phải có bảo lãnh cá nhân từ chủ sở hữu 

Tại sao các công ty khác nhau có cơ cấu vốn khác nhau?

Các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau trên thị trường hiện nay sẽ sử dụng cấu trúc vốn phù hợp với loại hình kinh doanh của của doanh nghiệp họ. Các ngành thu thập vốn như sản xuất ô tô có thể sử dụng nhiều nợ hơn, trong khi các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hơn hoặc định hướng dịch vụ như công ty phần mềm thì sẽ có thể ưu tiên những dòng vốn chủ sở hữu.

Tại sao các công ty khác nhau có cơ cấu vốn khác nhau?

Làm thế nào để tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp

Một công ty quyết định họ nên tối ưu hóa cấu trúc vốn của mình bằng cách thay đổi kết hợp nợ và vốn chủ sở hữu có một số lựa chọn để thực hiện thay đổi này.

Phát hành nợ và mua lại vốn của chủ sở hữu

Trong các cách tiếp cận thì các doanh nghiệp sẽ vay tiền bằng cách phát hành nợ và sau đó có thể sử dụng toàn bộ vốn để mua lại cổ phần từ các nhà đầu tư cổ phần của mình. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp làm tăng số nợ và giảm số vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán trước đó

Phát hành nợ và trả cổ tức cho các nhà đầu tư cổ phần trong doanh nghiệp

Với cách làm này thì các doanh nghiệp thực hiện phát hành nợ và trả cổ tức sẽ tiến hành vay tiền để phát hành nợ và sử dụng số tiền đó để trả cổ tức đặc biệt một lần. Điều này có tác dụng làm giảm giá trị vốn có của chủ sở hữu bằng các  giá trị của khoản được chia. Đây là một phương pháp khác để tăng nợ và giảm vốn chủ sở hữu.

Phát hành vốn chủ sở hữu và trả nợ

Trong cách tiếp cận thứ ba này thì các doanh nghiệp sẽ đi theo hướng ngược lại và phát hành cổ phiếu bằng cách bán đi những cổ phiếu mới. Và sau đó sẽ  lấy tiền và sử dụng nó để trả nợ cho doanh nghiệp. Bởi vì vốn chủ sở hữu đắt hơn nợ vậy nên cách tiếp cận này không được mong muốn và thường thì chỉ được thực hiện khi một doanh nghiệp đã bị sử dụng quá mức nợ và cần giảm nợ

Làm thế nào để tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp

Cơ cấu vốn trong mua bán và sáp nhập (M&A)

Khi các doanh nghiệp thực hiện sáp nhập và mua lại, cấu trúc vốn của các tổ chức doanh nghiệp sẽ được kết hợp để có thể trải qua một sự thay đổi lớn. Cơ cấu kết quả của việc này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là việc xem xét việc được cung cấp như tiền mặt so với cổ phiếu hoặc liệu nợ hiện tại của cả hai công ty có thể được giữ nguyên hay không.

Ví dụ: Nếu Công ty A quyết định mua lại Công ty B bằng cách sử dụng cổ phần của chính mình như một hình thức được xem xét, điều đó sẽ giúp làm tăng giá trị vốn cổ phần trên bảng cân đối kế toán của công ty A. Tuy nhiên, nếu Công ty A sử dụng tiền mặt (được tài trợ bằng nợ) để mua lại Công ty B, nó sẽ làm tăng số nợ trên bảng cân đối kế toán của mình.

Bloomax - Đơn vị cung cấp các giải pháp về cơ cấu vốn tốt nhất cho doanh nghiệp hiện nay

Bloomax – Đơn vị cung cấp các giải pháp về cơ cấu vốn tốt nhất cho doanh nghiệp hiện nay

Bloomax tự hào là công ty Tư vấn Tài chính đứng đầu hiện nay với các chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm. Tại Bloomax phải kể đến chị Nguyễn Thị Phương Hoa với 20 năm kinh nghiệm làm CFO cho các tập đoàn lớn trong nước, và đem lại nhiều lợi ích lớn cho các doanh nghiệp khách hàng của Bloomax. 

Thông thường để có thể hiểu hết và nắm bắt kĩ càng những thông tin về vốn và tài chính của mỗi doanh nghiệp thì các tổ chức đó nên thuê một đơn vị bên ngoài để có thể thực hiện và giải quyết hiệu quả mọi vấn đề. Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho chủ doanh nghiệp về các vấn đề về cơ cấu vốn bên trong doanh nghiệp

Trên đây là tổng quan về cấu trúc vốn cho doanh nghiệp và những cân nhắc quan trọng mà chủ sở hữu, người quản lý và nhà đầu tư cần phải để tâm để có thể từ đó mà xác định những hướng đi đúng đắt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Bloomax thông qua Hotline: (+84) 082 979 3366


NẾU QUÝ KHÁCH ĐANG TÌM MỘT GIẢI PHÁP, SẢN PHẨM DỊCH VỤ

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

082 979 3366
ĐỂ LẠI THÔNG TIN
GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐÀO TẠO VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

TIN TỨC

TIN TUYỂN DỤNG

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI